Chú thích Trần_Ngọc_Viện

  1. Trần Văn Triều, người xã Vĩnh Kim (Tiền Giang). Vốn có năng khiếu bẩm sinh lại được sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, ông sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ, như đàn cò, đàn độc huyền (đàn bầu), đàn nguyệt (đàn kìm). Với đàn độc huyền, ông đã nháy đến độ độc đáo tiếng đào thán trong Hát Bội, tiếng nói lối ai của đào thương và rao Nam rao Oán. Với cây đàn nguyệt, ông đã sáng tạo ra dây Tố Lan, mà giới nhạc sĩ tài tử Nam bộ đều biết đến. Năm 1918, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Dành. Sau khi vợ hy sinh vì nước, vì quá thương nhớ, ông phát sinh tâm bệnh và mất năm 1931 tại quê nhà, hưởng dương 34 tuổi
  2. Nguyễn Thị Dành (1899-1930) còn gọi là Tám Dành, sinh trong một gia đình có truyền thống âm nhạc ở xã Vĩnh Kim. Bà là cháu nội danh tướng Nguyễn Tri Phương và là con của ông Nguyễn Tri Túc một nghệ nhân ca nhạc tài tử nổi tiếng ở địa phương và là em của soạn giả Nguyễn Tri Khương.Năm 1918, bà kết hôn với ông Trần Văn Chiều. Năm 1927, bà là người đầu tiên ở xã được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Năm 1930, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và được Tỉnh ủy Mỹ Tho chỉ định làm Bí thư đầu tiên của Chi bộ xã Vĩnh Kim... Ngày 3 tháng 5 năm 1930, sau một cuộc biểu tình đông đến hàng ngàn người tại Cao Lãnh, bà bị lính đối phương đâm trọng thương.Dù được đưa lên Sài Gòn điều trị, nhưng, do vết thương quá nặng lại bị đau tim và sẩy thai, nên bà đã mất vào ngày 25 tháng 6 năm Canh Ngọ (1930), hưởng dương 31 tuổi. Bà có ba người con, trong số đó có GSTS Trần Văn Khê và quái kiệt Trần Văn Trạch.
  3. Nguyễn Tri Khương (1890 - 1962) còn gọi là Năm Khương, người làng Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ông là con của ông Nguyễn Tri Túc và là anh của bà Nguyễn Thị Dành, tức vợ của ông Bảy Triều. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, nên ông sớm sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc khí, nhưng hay nhất là đàn cò, tiêusáo. Ngoài ra, ông còn có khả năng viết tuồng. Năm 1927, ông viết vở cải lương Giọt lệ chung tình. Đặc biệt, ông đã sáng tạo ra nhiều bài bản mới, trong đó, bản Phong xuy trịch liễu được thu đĩa ở Pháp. Khi gánh Đồng Nữ Ban được thành lập, ông cho bà Năm Viện cất trên đất của ông một căn nhà lá rộng rãi để làm nơi tập tuồng.
  4. Vương Hồng Sển, Hồi ký 50 mê hát, Nhà xuất bản Trẻ, 2007, tr.48.
  5. Hai đoạn thơ trên đều chép theo Nguyễn Minh Phúc, sách nơi mục tài liệu, tr. 275.